Đặc điểm Màn_thầu

Ở miền bắc của Trung Quốc, màn thầu cũng giống như gạo chúng được xem là một phần chính của bữa ăn, và nó cung cấp một lượng lớn cacbohydrat. Tuy nhiên, ở miền nam Trung Quốc, màn thầu chỉ là thức ăn đường phố hoặc là món khai vị trong các nhà hàng hơn là món ăn chính trong gia đình. Màn thầu có chiều rộng khoảng 4 cm, chiều dài 15 cm, mền, đặc ruột và có mùi vị đặc trưng.

Để thưởng thức bánh màn thầu, người ta đem chiên trong dầu nóng và ăn cùng với sữa hoặc hấp chín. Thông thường màn thầu không nhân, còn bánh bao có nhân ở trong. Tuy nhiên, ở một số vùng người ta không phân biệt như vậy mà màn thầu được dùng để chỉ chung cho cả loại có nhân hoặc không nhân.

Màn thầu khá phổ biến ở Châu Á: màn thầu là tên gọi ở Việt Nam, ở Nhật Bản nó được gọi là manjū (饅頭), ở Hàn Quốc là mandu, ở Philippin là siopao,...

Trên thị trường Trung Quốc, có công ty (Công ty Trách nhiệm hữu hạn thực phẩm Thịnh Thọ) đã sản xuất bánh màn thầu chứa chất E102, công ty này đã cố tình thêm chất Tartrazine quá mức cho phép bột làm bánh màn thầu. (Tartrazine là một chất màu acid tổng hợp, dạng bột màu vàng tan trong nước, thường được sử dụng để tạo màu thực phẩm, ngoài ra Tartrazine còn được sử dung để làm thuốc nhuộm len, lụa, mỹ phẩm, mực in) và công ty này đã bán được khoảng 270.000 bánh màn thầu nhiễm sắc tại một chuỗi các siêu thị ở Thượng Hải